Bạn thích nghe nhạc vàng, bạn có cả một “khung trời mơ mộng” với nhạc vàng? Còn tôi, từng “dành cả tuổi thanh xuân” để nói … không với nhạc vàng. Chỉ mới đây thôi, tôi mới bắt đầu “thử nghe” dòng nhạc này. Và thật phải cảm ơn Chế Linh, khi bài nhạc vàng đầu tiên tôi nghe trọn vẹn là của ông – một giọng hát đủ sức níu kéo tâm hồn “nông nổi” như tôi lưu luyến với dòng nhạc “chất nặng tâm tư” này.
Lần đầu nghe nhạc Chế Linh
Phải nói thực là, tôi từng ….dị ứng với nhạc vàng. Thời sinh viên, lần nào nhảy ô tô về quê tôi cũng sẽ bị “say ngất ngây” nếu trên xe mở nhạc vàng. Tôi từng khăng khăng rằng các thứ nhạc “não nề” ấy tuyệt không thể dành cho kiểu người “tăng động” như tôi. Nhưng rồi như người ta nói, cái gì “khăng khăng” thường chắc chắn thay đổi, khi lần đầu tiên tôi nghe Chế Linh Nhớ người yêu tôi đã bị … tan chảy
Đếm từng màu thời gian đến
Bóng hình người mình yêu mến
Ôi nhớ gì hơn nhớ người yêu
Chính từ lúc đấy, tôi bắt đầu đi tìm kiếm những rung động, những cung bậc cảm xúc rất riêng, rất khác qua nhạc vàng Chế Linh
Nghệ sĩ Chế Linh
Chế Linh buồn – tiếng ca nức nở của người đàn ông cô đơn
Tôi nghe nhạc thường rất “cảm tính” và cảm xúc đôi lúc khá “cực đoan” nữa. Với ca nhạc Chế Linh cũng vậy, ai đấy cứ nói nghệ sĩ Chế Linh là “tứ trụ” gì đó, hoặc danh xưng ông vua nhạc vàng oanh oanh đỉnh đỉnh một thời. Còn với tôi, Chế Linh mà tôi thấy qua những bài hát tôi nghe, qua những Album Chế Linh tôi đã tìm, đơn giản chỉ là một người đàn ông cô đơn vời vợi, cả cuộc đời chỉ mượn cầm ca thay lời nức nở.
Em đâu, em đâu rồi…
Em đâu, em đâu rồi
Đừng nhìn nhau nữa em ơi
Xa nhau đã xa rồi, quên nhau đã (đã) quên rồi
Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa em ơi
Nghe nhạc Chế Linh cho tôi cảm xúc lạ lắm, nhiều hơn nỗi buồn, nhiều hơn sự đồng cảm, đó là cảm thấy rất …thương, tình thương của một người phụ nữ đối với bóng dáng người đàn ông cô đơn qua các bài hát trong Chế Linh CD. Và vì thế, khi tiểu sử Chế Linh thường được nhắc đến vụ bê bối ái tình với 2 người phụ nữ là chị em ruột thì tôi rất hiểu, cái người đàn ông dễ gây thương nhớ cho phụ nữ như vậy, cuộc đời sao có thể thoát khỏi những trầm luân của chữ tình kia chứ.
Và đấy, tôi vẫn khăng khăng suy nghĩ rằng, người đàn ông trong những bản nhạc Chế Linh hay nhất là một người đàn ông cô đơn, lạc lõng vô cùng, dù ngoài đời ông có đến 4 người vợ, và trên sân khấu ông có rất nhiều người tình muôn thuở.
Xa nhau lâu rồi em còn thương không, những đêm vắng buồn còn nhớ nhau không? Thuyền xưa giờ nếu xuôi dòng, người xưa giờ nếu theo chồng, thôi còn gì mà mong?
Chê Linh – thời trai trẻ hào hoa
Nhạc xuân Chế Linh – khúc ca buồn giữa mùa xuân
Chế linh có rất nhiều ca khúc về mùa xuân, dù người ta cứ hay chia ra nhạc Chế Linh trước 1975 và sau này, nhưng với tôi, dù là mùa xuân năm nào thì nhạc xuân Chế Linh cũng là những khúc ca rất buồn. Có lẽ do chất giọng rất đặc biệt, không thể bắt gặp ở bất kỳ giọng ca nào, những bài ca mùa xuân do Chế Linh thể hiện dù là “Mùa xuân của mẹ” “ Mùa xuân trông thư em”, hay “Mùa xuân đan áo” cũng đều rất dãi dề và buồn mênh mang. Và có lẽ tôi lại thêm một lần rất “cảm tính” khi thấy rằng qua những khúc nhạc xuân Chế Linh dường như với ông – như một bài xuân ông hát: Tôi chưa có mùa xuân
Qua tiểu sử Chế Linh có thể thấy ông đến với âm nhạc như một … định mệnh, còn tôi biết đến nhạc vàng Chế Linh có lẽ cũng là một cái duyên. Tôi với nhạc vàng, cũng chỉ như đứa trẻ vỡ lòng mới biết nhận mặt chữ mà chưa thể ghép vần. Nhưng thật sự, tôi thấy biết ơn giọng ca của nghệ sĩ Chế Linh nhiều lắm, bởi một lần nghe nhạc của ông đã khiến tôi có thể sống “chầm chậm” lại, có thể im lặng và trầm lắng theo những giai điệu thăm thẳm dãi dề của những bản tình ca buồn đến thế.
Chẳng thể chắc rằng tôi có “yêu” Chế Linh như triệu trái tim người yêu ca nhạc Chế Linh khác không, càng không dám nhận rằng tôi yêu nhạc vàng rồi, nhưng những bản nhạc Chế Linh hay nhất, như lúc này đây tôi vẫn đang nghe, vẫn tìm kiếm, vẫn say mê, và còn lâu lâu nữa, tiếng ca của ông vẫn đưa tôi lang thang dạo qua những cung bậc cảm xúc khác nhau trong miền nhạc vàng quê hương.