Từ bao đời nay, Nhạc dân ca miền tây là vốn tài sản tinh thần đáng quý nhất của những con người nơi đây. Từng lời ca trong mỗi bài hát đều thể hiện một miền quê xinh đẹp và những con người mộc mạc chân chất. Khi Nghe nhạc miền tây nhẹ nhàng, ta sẽ cảm nhận được những cái thông điệp thực rất dễ đi vào lòng người như câu“ Điệu dân ca ngọt ngào mênh mông “.
Nhạc dân ca miền Tây giữ linh hồn bản sắc miền tây Nam bộ
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng, có thể nói nó tác động tới con người từ khi sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời này. Những lời ca, tiếng hát tuy không trực tiếp nuôi dưỡng chúng ta như là cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng nó lại làm cho con người thêm yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống. Bạn có biết được những giai điệu của âm nhạc sẽ khiến chúng ta – những người tuy không cùng ngôn ngữ, không chung cả phong tục đã trở thành phương tiện giao tiếp mà không cần đến ngôn ngữ cũng truyền tải đầy đủ những gì cần thể hiện.
Nói đến nhạc dân ca miền tây Nam bộ, chúng ta lại nhớ ngay đến những làn điệu hò ngọt ngào, những câu lý sâu lắng của tấm hồn con người vùng đất phương Nam. Miền Tây – một miền đất không có những bãi biển trong xanh, cũng không có quá nhiều danh lam thắng cảnh, hay những ngọn núi hùng vĩ hoang sơ, và chắc chắn rằng nơi đây không phải là lựa chọn hàng đầu của những phượt thủ thích khám phá.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, miền Tây luôn đẹp và nhạc miền tây cũng thế. Bởi những tấm lòng chân phương của con người nơi đây đều được truyền tải vào những câu hát ngọt ngào của dòng nhạc dân ca đặc trưng vùng Nam Bộ.
“Miền Tây ơi vựa lúa Việt Nam hai mùa mưa nắng
Miền Tây ơi sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa
Đất lành khắp chốn nở hoa
Vun bồi mạch sống mượt mà môi em.”
Chính những làn điệu dân ca miền tây đã góp phần hình thành ngữ điệu, giọng nói, đặc biệt là giọng ca mang đặc trưng riêng cho người miền tây nói chung và người Nam bộ nói chung. Một giọng nói thật sự rất ngọt ngào và làm lay động lòng người.
Trong những bài nhạc miền tây, từng lời ca như phản ánh nỗi niềm của những con người nơi đây vậy. Họ chân chất, thật thà nơi vùng đất phù sã màu mỡ cũng những thảm lúa vàng như những thảm lụa: “ Gái miền Tây má hây hây, với các cô đời ao thế hệ. Phù sa ơi đậm tình quê hương.”
Nghe lời ca ngọt ngào làm sao, con người cũng dễ gần, dễ thương, dễ mến, cởi mở, nặng nghĩa tình, đặc biệt là thân thiện, tự nhiên vô cùng. Tôi từng tới miền Tây vào năm mình còn đang đi học đại học, đi chơi cũng có và đến nhà bạn cũng có. Con người ở đây như được thổi hồn vào những bài hò, điệu lý, tôi thích nghe và cũng thích hát những bài nhạc dân ca miền tây lắm.
Nhạc dân ca miền Tây phong phú và đa dạng thể loại
Nghe nhạc miền Tây bạn cũng sẽ cảm nhận được những giai điệu tươi vui, mộc mạc, dí dỏm, chứa đượng những nội dung vô cùng ý nghĩa về tình yêu quê hương, gia đình, ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người Miền Tây Nam Bộ. Nhạc dân ca miền tây cũng đa dạng và phong phú về thể loại như : lý, hò, hát ru, đồng giao, đờn ca tài tử, cải lương.
=> Nghe những ca khúc nhạc dân ca trữ tình miền Tây hay nhất ở đây
Nếu như nghe nhạc lý và hò mang âm hưởng tự do, phóng khoáng và được người miền tây Nam bộ cất lên trong những buổi lao động mệt mỏi để họ động viên nhau, nó thể hiện tình cảm giữa người với người hay tình yêu đôi lứa:
“ Miền Tây gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về
Gái miền Tây má đỏ hây hây, trai miền tây chất phác, dân miền Tây chất phác thiệt thà dễ thương.
Về miền Tây nghe câu hát quê hương
Về miền Tây thấm thía câu tình người”
Ngược lại hát ru mang lại tính tự sự, nghe nhạc hát ru miền tây Nam Bộ nó phản ánh một sự buồn man mác với những giai điệu sâu lắng, nhẹ nhàng làm diụ êm tâm hồn con người.
“Gió mùa thu.. mẹ ru mà con ngủ..
Năm canh chày.. năm canh chày.. thức đủ vừa năm..
Hỡi chàng chàng ơi.. hỡi người người ơi..
Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng..
Hãy nín nín đi con
Hãy ngủ ngủ đi con
Con hời mà con hỡi.. con hỡi con hời..
Con hỡi con hời.. con hỡi con..”
Nói đến nhạc dân ca miền tây Nam bộ thì không thể nào không nhắc tới “ Đờn ca tài tử”, nghe dân ca miền tây từ loại hình nghệ thuật đặc trưng và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Khi đi du lịch miệt vườn bạn thường nghe rộn ràng tiếng đờn, lời ca của các tài tử tại miệt vườn, nhac mien tay phóng khoáng, chân thành mà thiết tha. Khác với đờn ca tài tử, khi nghe nhạc miền tây, những người yêu mến cải lương sẽ không thể bỏ qua, trong mỗi bài từng lời ca như mang đậm cuộc sống của con người, gắn bó với đời sống của người dân.
“Ai đi miền xa nhớ về quê nhà
Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây
Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương
Câu hò câu hát nghe dạt dào quê hương.”
Bởi sự ngọt ngào và giản dị trong từng câu hát, bạn sẽ không thể nào quên được giai điệu của nhạc dân ca miền tây dù chỉ nghe qua một lần. Đến thăm miền tây một lần thôi, hay chỉ nghe nhạc dân ca của miền sông nước, gạo trắng nước trong một lần, bạn sẽ lưu luyến trong tim, khắc sâu từng câu hát.
Và bạn có biết chỉ nghe nhạc miền tây lần đầu giống như bị tiếng sét ái tình vậy đó “ yêu khi lần đầu chạm mặt”. Chúc các bạn nghe nhạc vui vẻ, hãy thường xuyên nghe nhạc, đặc biệt là dân ca miền tây để tâm hồn luôn tươi trẻ, đầy sức sống nhé.