Nhạc dân ca Nhạc trữ tình

Dân ca miền Tây- Giai điệu “miệt vườn” trong tim tôi

Rate this post

Dân ca miền Tây– một thể loại âm nhạc thật quá gần gũi và quen thuộc với những đứa con đất Việt. Nhắc đến miền Tây, ta nghĩ đến ngay một vùng đất sông nước, phù sa màu mỡ, thức ăn đa dạng phong phú. Càng không thể thiếu con người miền Tây dễ gần, thân thiện.

Mà cũng nhờ cái phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đầy tính thơ mộng; cùng với cái tình người nơi đây đã khơi nguồn cho âm điệu dạt dào, gần gũi nhưng đầy tính thi vị của nhạc dân ca miền Tây.

nhac dan ca mien tay hay

Miền tây luôn luôn yên ả

Nhạc dân ca miền Tây– Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, trải lòng, chất liệu ca từ gần gũi, mộc mạc, vui vẻ mà thấm đẫm  những điều ý nghĩa của cuộc sống như tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, đất nước, tình cảm giữa người với người.

Ở mỗi chủ đề là những cảm xúc khác nhau

Về tình yêu gia đình: khi thì đem đến cho ta cảm giác trọn vẹn của một gia đình, bình yên bên mẹ, cha, anh, chị…khi lại mang đến cảm giác buồn man mác về một hình ảnh mẹ hiền đứng chờ con, hay người cha già lam lũ, chịu thương chịu khó tất cả vì con. Được thể hiện qua các ca khúc như: Mẹ, Mắm Kho Quê Nhà, Thương mẹ…

Về tình yêu đôi lứa: mang âm điệu da diết cùng với ca từ đong đầy cảm xúc, những ca khúc dân ca miền Tây về tình yêu lứa đôi có khi lại đem đến một cảm giác hạnh phúc về cái tình yêu mộc mạc, chan chứa yêu thương, cùng nhau vượt qua mọi sóng gió. Khi thì lại đem đến một nổi buồn mang mác vì mối tình quê dở dang, nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Yêu Cô Gái Bạc Liêu, Câu Hẹn Ước Ngàn Năm…là những ca khúc tiêu biểu trong các album dân ca miền Tây.

Về tình yêu quê hương, đất nước: nồng nàn và tha thiết hai từ này tuy chưa nói lên hết được cái lòng yêu thương quê cha, đất tổ của trong dân ca miền Tây; nhưng cũng diễn tả được phần nào cái tình yêu vô điều kiện ấy. Một dân tộc Việt Nam anh hùng trên đất nước đầy bi tráng nhưng ca từ lại chứa đựng thứ tình yêu mộc mạc, đáng yêu đến lạ. Với những ca khúc đi vào lòng người như: Bài Ca Đất Phương Nam, Áo Mới Cà Mau, Miền Tây quê tôi…

Về tình cảm giữa người với người: tình xóm giềng, những bài ca cổ vũ nhau trong những buổi lao động mệt mỏi, chia nhau chén cơm, ly nước…nghe nhạc miền Tây ta thấy sự phóng khoáng, tốt bụng, chân chất trong từng câu ca, khúc nhạc, nỗi niềm của người nông dân.

Một chút tự sự trong câu ca, thêm một chút trải lòng…làm cho cái tình người bây giờ dường như đã chết trong cái cuộc sống chạy đua theo vật chất bây giờ, lại sống dậy một lần nữa trong lòng người nghe qua các bài hát như: Em Đi Trên Cỏ Non, Bông Điên Điển, Chiều Qua Phà Hậu Giang…

Ngay cả trong video nhạc miền Tây ta cũng thấy ca sĩ mặc áo bà ba, mang khăn rằn đứng ở các ruộng lúa xanh ngát hay trên các con đò trên sông…mộc mạc, giản dị như là cái đặc trưng riêng cho cái miền Tây sông nước, lạ mà quen, đến rồi thì lại càng không muốn rời đi.

=> Nghe ca khúc Thương quá miền Tây tại đây

Vậy tại sao nhạc dân ca miền Tây lại thân quen đến như vậy?

Dân ca miền Tây là một thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam, do chính những người lao động sáng tác theo phong tục, tập quán. Các  làn điệu dân ca thường theo phong cách bình dân, sát với cuộc sống của người lao động. Có thể nói dân ca là một tài sản quý giá của người lao động dễ truyền miệng và mang theo.

Có rất nhiều định nghĩa về dân ca; nhưng nhìn chung thể loại âm nhạc “bình dân”này là những bài nhạc cổ thường không rõ người sáng tác, được lưu truyền bằng phương pháp truyền miệng nhau.

nhac dan ca mien tay hay chon loc

Lời nhạc của miền tây luôn luôn phóng khoáng và chân thành như chính cảnh vật nơi đây

 

Từ đờn ca tài tử tới những điệu lý, hò, cải lương…và sau thời kỳ phục hưng dân ca; những tác phẩm dân ca đương đại được sáng tác nhiều hơn, hay hơn đã giúp các thế hệ trẻ hiểu rõ thêm về dân ca.

Nhạc dân ca miền Tây nó thuộc về bản sắc dân tộc, phong tục, tập quán của người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Tây nói riêng. Nó mang trong người những cái tinh túy nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến cách sống, cũng như đời sống thường ngày của người lao động miền Tây.

Tại sao chúng ta phải giữ gìn thể loại âm nhạc miền tây

Chúng ta đều biết mỗi vùng miền có những nét văn hóa đặc sắc riêng, đó là tài sản quý giá của cả một quá trình vun đắp, chăm bồi, phát triển, giữ gìn của biết bao thế hệ.

Cũng như ở miền Bắc có Chiếu chèo, có ca trù, Bắc Ninh có dân ca quan họ, vùng Tây Bắc có hát then, múa xòe, múa sạp, ở Tây Nguyên có cồng chiêng, ở Liên khu 5 (cũ) có bài chòi, ở Huế có nhã nhạc cung đình, thì miền Tây Nam bộ có cải lương, có đờn ca tài tử, hò, lý…

Nhạc dân ca miền Tây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Bởi thế, việc giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật này là việc cần thiết và mang giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng quan trọng cho dân tộc. Nó giống như một cây khế ngọt mà nếu chúng ta không chăm chút thì một ngày nào đó chúng ta sẽ không còn khế ngọt để ăn nữa.

Bằng nhiều cách khác nhau mà chúng ta có thể giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật này như: mở thêm các lớp học về dân ca miền Tây, tổ chức các cuộc thi dân ca, hỗ trợ cho các nghệ sĩ, ca sĩ hát dân ca đi hát và làm video, album dân ca miền Tây, tổ chức các show nhạc miền Tây để đưa nhạc dân ca đến gần hơn với thế hệ trẻ bây giờ…

Có như vậy, chúng ta mới bảo toàn và phát triển được thể loại nhạc dân gian, cũng như tạo điều kiện cho những thế hệ sau này mang lòng tự hào về âm nhạc dân tộc và mang theo nó đi khắp thế giới, và cũng cho những người Việt xa quê vơi bớt nỗi nhớ quê hương da diết khi mà nhạc dân ca Việt Nam nói chung và nhạc dân ca miền Tây nói riêng, không còn quá lạ lẫm với tất cả mọi sắc dân trên thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *