nhac mien tay dan ca hay
Nhạc dân ca Nhạc trữ tình

Một thoáng phương Nam qua nhạc trữ tình quê hương

Rate this post

Đối với tôi, nghe nhạc có lẽ chỉ là một thói quen để tránh mất tập trung khi làm việc, vì vậy mà tôi chẳng có một “gu” nhạc cố định nào, và thật xấu hổ với những ai có “tâm hồn nghệ sĩ” khi đôi lúc nghe nhạc cả buổi mà tôi chả biết mình đã nghe những gì.

Nhưng hôm nay, thật kỳ lạ tôi lại bị xao nhãng công việc của mình và đắm chìm vào những bản nhạc trữ tình quê hương đang văng vẳng bên tai, quên cả việc mình đang ngồi trong tòa nhà cao tầng trên đất Bắc để miên man tưởng tượng đến dáng đất phương Nam xa xôi qua từng giai điệu ngọt ngào.

Những giai điệu viết về quê hương

Nói đến đây tôi lại càng thấy “văn hóa” nghe nhạc của mình “lùn” làm sao, mà có khi cũng chả phải mình tôi đâu nhé. Biết đâu đấy, ngoài kia cũng không ít những người như tôi – suốt ngày đeo tai nghe và gật gù theo nhạc nhưng chẳng thể gọi tên được một dòng nhạc hay phong cách âm nhạc đúng và thực sự “mù tịt” về các thể loại nhạc Việt Nam.

Nếu tham gia một quick show với câu hỏi kiểu như “thơ trữ tình là gì”, còn phải nói chắc chắn tôi sẽ nhanh chóng trả lời kiểu “trẻ trâu” thế này: đã có chữ tình rõ thế rồi còn hỏi, đương nhiên là về tình yêu trai gái chứ sao, thơ chữ tình là thơ về tình ái. Các bài hát trữ tình là các bài hát hẹn hò yêu đương nhớ thương đủ kiểu con đà điểu của trai gái chứ sao… Ôi, chắc tôi lại phải xin lỗi các tín đồ nghe nhạc lần nữa mất.

Nhưng đấy là chuyện của hôm trước, hôm nay khi tôi đang nghe ca nhạc liên khúc quê hương này, tôi hiểu ra rằng trong những bản nhạc trữ tình ngoài tình yêu nam nữ ra còn có cái gọi là nhạc tình quê, là những bài hát về quê hương nhẹ nhàng thôi, giản dị thôi, chứ không có sự dằn vặt đau đớn, vật vã trở về rồi lại vật vã ra đi như những khúc tình yêu đổ vỡ trong nhạc trẻ, cũng không chân lý đao búa vĩ đại như những lời bản rock hay rap gì đấy. Tôi muốn nghe bài hát mà ở đấy mọi thứ cứ dung dị, hiển hiện thân quen như chính cuộc sống hàng ngày vậy. Có gì gần gũi, quen thuộc hơn khi “Em đi trên cỏ non” cứ hồn nhiên như thế đi thẳng vào lời ca, và đi thẳng vào lòng tôi.

Em đi trên cỏ non mọc ôm đôi bờ đường đê

Em che nghiêng nón lá chân rụt rè qua nhịp cầu tre…

Lời ca như lời kể chuyện, giản dị, mộc mạc trong giai điệu nhẹ nhàng như lời tâm tình. Bài quê hương tha thiết này làm tôi thực sự muốn đặt chân đến miền đất ấy – mảnh đất phương Nam, để thử một lần cảm giác “nghe mát rượi bàn chân” một lần “nhìn voi vịn chiều hôm” để “nghe trái tim mình rung động –
Thuở mẹ đợi cha thương lắm như ruộng đợi phù sa”

nhac mien tay dan ca hay

(em không thể quên cây cầu dừa mưa rụng giọt mưa)

Nhạc trữ tình quê hương – cho tôi miền đất mới

Công việc văn phòng khá buồn tẻ, thật muốn vi vu lắm, cũng muốn ngược đường, ngược nắng, ngược cả không gian, ngược cả thời gian để tình trang trải với muôn nơi lắm lắm. Muốn thật nhiều, ước thật nhiều nhưng “Bác Hồ” chả chiều, “Bác chẳng dẫn đường” nên cũng chả đi đâu xa được.

Nhưng mà hôm nay, thật chẳng biết có phải “hồn thi sĩ lãng du” nào đấy mới “nhập” vào tôi hay không mà tôi thấy “phiêu” quá, tâm hồn như cao chạy xa bay khỏi thành phố này, tít tắp đến tận miền đất phương Nam xa xôi đầy nắng đầy gió đấy theo những bản nhạc trữ tình quê hương hay nhất. Trước đây, nếu có nghĩ đến đi nơi nào du lịch tôi cũng tuyệt chẳng nghĩ đến nơi sông nước miền tây này đâu nhé, nhưng hôm nay nghe nhạc vàng quê hương lại thấy háo hức, khao khát lạ với “Áo mới Cà Mau” này lắm:

Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam
Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời
Xuôi mái chèo sông ông Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.

Lời ca, giai điệu mộc mạc mà nồng nàn, như con người của mảnh đất này vậy. Bài ca kể về Cà Mau, điểm danh từng địa danh của vùng đất này như một cuốn “dư địa chí” bằng ngôn từ và âm nhạc, nhưng thật ngọt, thật tình tứ như những lời hò hẹn yêu đương vậy. Tôi đã nghe đi nghe lại ca khúc này đến mấy lần liên tục đấy và cũng không quá khó để tự ngân nga theo: “Mau mặc thêm áo mới, về Cà Mau là thấy thương em rồi”.

nhac mien tay dan ca hay

(Một lần về U Minh, nghe muỗi kêu nhớ rừng Cà Mau)

Trước đây tôi có một suy nghĩ rất “sến sẩm” rằng nghe nhạc đồng quê chắc là phải lên “lão” rồi, chứ trẻ khỏe, phong cách là phải “a lê hấp” vào Rock, Rap, hay nhạc điện tử gì đấy mới đúng chứ ai lại ngồi gật gù nghe nhạc trữ tình quê hương. Nhưng mà nghe rồi đâm “nghiền” nha, tôi vừa nghe online và vừa tải nhạc quê hương, có bài hát còn tải đến mấy lần, bài hát đấy mà có tên ca sĩ thể hiện nào khác là tôi tải liền để nghe thử xem khác nhau thế nào: giọng hát Phương Mỹ Chi ngọt ngào không đợi tuổi, giọng Phi Nhung trầm ấm khỏi bàn, Cẩm Ly da diết, … Không biết có phải cái “tai thẩm âm” của tôi đột nhiên nâng tầm tinh tế hay sao mà tôi thấy dòng nhạc đồng quê này quen thuộc mà không cũ kỹ nha, giản dị, dễ nghe, dễ hát mà vẫn đầy màu sắc mới mẻ, đầy cung bậc để các ca sĩ sáng tạo trong cách hát và để lại dấu ấn riêng của mình trong cách thể hiện.

Lần nghe nhạc này thật tôi đã khám phá ra một mảng nhạc có sự tác động lớn đến tâm hồn “bê tông cốt thép” của tôi – dòng nhạc trữ tình quê hương. Không, đúng ra là những liên khúc quê hương hay nhất mà tôi nghe được đã khai hóa miền mông muội trong thị hiếu âm nhạc của tôi. Mà vẫn không đúng, tôi làm quái gì có cái “thị hiếu âm nhạc” nào, cứ văn vở quá lại bị mắng là học đòi làm “tao nhân mặc khách”, đơn giản chỉ là tôi “kết” cái dòng nhạc này rồi và tôi muốn nghe nhiều hơn, nhiều hơn nữa những bản nhạc tình quê như thế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *