Đời sống

Spam là gì? Tìm hiểu về spam

Rate this post

Thuật ngữ spam chắc chắn không còn xa lạ với tất cả mọi người trong thời đại 4.0 như hiện nay. Spam xuất hiện ở tất cả các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Skype, Zing, Viber,… Mặc dù vậy nhưng nhiều người vẫn không biết spam là gì? Tác dụng của nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tính năng của spam trong bài viết dưới đây nhé!

1. Spam là gì?

Spam nghĩa là những tin nhắn ngu ngốc gây phiền toái, tên tiếng Anh đầy đủ của nó là Stupid Pointless Annoying Messages. Rất người biết đến lịch sử ra đời của từ này, thực chất là vào năm 1978 là khi một người đàn ông gửi một thông điệp về mẫu quảng cáo của mình về sản phẩm mới tới 393 người cùng lúc, thay vì gửi cho từng người một như thường lê và kể từ đó spam ra đời.

Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản là Spam là một thuật ngữ chỉ việc gửi hàng loạt thư điện tử (email) đến nhiều người , những email đó có thể không có ý nghĩa hoặc mang tính chất quảng cáo mà không được sự cho phép của người nhận, người nhận không hề có mong muốn nhận được những email như này.

Ngày nay, spam mang nhiều nghĩa hơn là chỉ nói về những tin nhắn hay email, spam là những thông tin vô nghĩa, gây phiền toái cho người nhận khiến người nhận cảm thấy khó chịu và muốn đánh dấu spam nó ngay lập tức.

2.Đánh dấu spam là gì?

Như đã nói ở trên, một khi bạn nhận được những thông tin phiền toái, bạn đã có công cụ hỗ trợ chính là đánh dấu spam, vậy đánh dấu spam là gì?

Liên kết Spam cho phép cộng đồng kiểm soát số lượng nhận xét spam được đăng trên video họ tải lên hoặc xem. Nếu đủ người dùng đánh dấu nhận xét là spam bằng cách nhấp vào liên kết Spam bên cạnh nhận xét được bàn đến, nhận xét sẽ bị ẩn trong liên kết “Được đánh dấu là Spam”.

Spam đôi khi được phát tán thông qua việc nhấp vào các liên kết xấu hoặc cài đặt phần mềm độc hại. Trong những trường hợp khác, kẻ lừa đảo giành quyền truy cập vào tài khoản Facebook của mọi người, tài khoản này sau đó bị sử dụng để gửi spam.

Spam facebook là gì? Spam xuất hiện ở facebook là những tin nhắn trên messenger y hệt nhau được gửi cho rất nhiều người cùng một lúc, spam facebook cũng có thể xuất hiện dưới dạng những dòng bình luận mang nội dung nhạy cảm, chửi bới,… ở bất kỳ bài viết nào. Các comment này sẽ là những bình luận liên quan đến quảng cáo sản phẩm, đặt link về web, link nhạy cảm,…

3. Vấn nạn tin nhắn spam trên zalo

Nhiều người sử dụng ứng dụng Zalo nhưng rất khó chịu khi thường xuyên nhận được những tin nhắn chứa nội dung bán hàng, đôi khi là nội dung không tốt. Cho thấy ứng dụng này cũng bắt đầu bị spam, vậy spam là gì trong Zalo?

Có 1 dạng spam trên Zalo dễ gặp nhất chính là spam tin nhắn. Cách để đối phó với những tin nhắn spam trong Zalo chính là:

– Không nhận tin nhắn từ người lạ

– Chặn nhận tin nhắn của một người chưa kết bạn

– Chặn nhận tin nhắn của một người đã kết bạn

– Xóa một người ra khỏi danh bạ (hủy kết bạn)

 

Cũng giống như Zalo thì những người dùng tính năng nhắn tin trên Facebook hay còn gọi là Messenger sẽ gặp phải tình trạng tin nhắn spam. Vậy nếu bạn gặp tình trạng này hãy sử dụng ngay công cụ đánh dấu spam trên Messenger.

4.Đánh dấu spam trên Messenger là gì?

Nếu ai đó trên Facebook liên tục nhắn tin làm phiền bạn, bạn có thể báo cáo hoặc chặn người đó để họ không thể tiếp tục nhắn tin cho bạn thông qua Facebook Messenger. Trong hầu hết các trường hợp, thao tác chặn có thể xử lý vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy thông điệp tin nhắn ai đó gửi cho bạn không chỉ làm phiền bạn, nó còn chứa các nội dung bạo lực, người lớn, vi-rút… thì tốt hơn hết, bạn nên báo cáo chúng cho Facebook.

Khi bạn báo cáo tin nhắn trên Facebook Messenger, hồ sơ gửi tin nhắn có thể bị điều tra hoặc gắn cờ. Nếu những người dùng khác cũng báo cáo nó, tài khoản gửi tin nhắn cuối cùng có thể bị vô hiệu hóa.

Báo cáo một tin nhắn hoặc hồ sơ gửi tin nhắn sẽ không dẫn đến lệnh cấm ngay lập tức. Khi người dùng báo cáo nội dung trên Facebook, mạng xã hội này cần đánh giá nội dung đó và việc xem xét có thể mất từ vài giờ và đôi khi vài ngày.

5. Spam email

Spam email là gì? Spam email là các Email được gửi tới người nhận mà không được sự đồng cảu khách hàng khiến họ không có thiện cảm với Email được gửi tới đó. Hay cách viết nội dung  Email của bạn rất nhàm chán, gây phản cảm, khiến người nhận bực bội khó chịu và đánh dấu đánh dấu Email của bạn là Email Spam.

Đôi khi, email spam còn có nội dung dẫn dụ người nhẹ dạ, tìm cách đọc số thẻ tín dụng và các tin tức cá nhân của họ. Nhưng đôi khi bạn gửi email cho bạn bè và khách hàng nhưng rất lâu sau đó bạn vẫn không nhận được hồi âm từ họ. Khi đó, bạn sẽ nghĩ đến trường hợp email của mình rơi vào thư mục spam. Vậy hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao email bị rơi vào mục spam nhé!

10 lý do khiến email của bạn rơi vào mục spam là:

– IP của mail server bị liệt vào danh sách Blacklist của các tổ chức chống SPAM.

– Bạn chưa trỏ PTR record

– Bạn chưa cấu hình SPF record

– Bạn chưa cấu hình DKIM

– Nội dung mail của bạn bị liệt vào nội dung SPAM

– Mail của bạn bị đánh dấu SPAM

– Mail của bạn bị chiếm quyền

– Mail của bạn gửi nhằm vào địa chỉ của các tổ chức SPAM

– IP của bạn vô tình bị blacklist vì các IP trong range thực hiện SPAM mail

– Mail server của bạn không cấu hình gì hết

Còn trong trường hợp bạn nhận được email spam và muốn đánh dấu email spam thì hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Đừng trả lời email.

Bước 2: Báo cáo email bằng cách nhấp vào Thư có vẻ đáng ngờ trong cảnh báo spam. Làm như vậy sẽ gửi báo cáo tới nhóm Gmail để điều tra. Bạn sẽ tiếp tục nhận được email từ người liên hệ này trong tương lai.

Bước 3: Cho bạn bè của bạn biết và khuyên họ làm theo những mẹo bảo mật của Gmail này.

=> Chiếc máy tính cá nhân đầu tiên đã được ra đời như thế nào?

=> Những tiện ích của Google hình ảnh

=> ACB online mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *