Khi bàn về thị hiếu âm nhạc của những người trẻ gần đây, người ta rất dễ dàng nhận thấy gu âm nhạc của các bạn ấy đã có sự thay đổi bất ngờ. Trong list nhạc của các bạn thay vì là những bản hit hot đình đám của những nam ca sĩ “hot boy”, hay các hot girl, mà còn có sự hiện diện của dòng “ nhạc miền Tây”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những bài dân ca miền Tây này.
Nhạc miền Tây đã có chỗ đứng trong nền âm nhạc Việt Nam từ lâu đời
Âm nhạc luôn phản ánh tâm tư, tình cảm, và đời sống của con người. Nhạc miền Tây cũng không phải là một ngoại lê. Dân ca miền Tây cũng mang đậm dấu ấn của người Nam Bộ, phong cách sống của những con người rộng rãi, phóng khoáng, với tính cách bộc trực và vô cùng mộc mạc.
Ca nhạc miền Tây cũng rất gần gũi, chân thực, lời ca ngắn gọn và dễ hiểu. Cho nên bất kỳ đối tượng nào khi nghe nhạc miền Tây cũng có thể thuộc nằm lòng những câu hát ru, câu hò, những bài ca lý, những bản dân ca trữ tình miền Tây.
Người dân có thể nghe nhạc miền Tây ở bất cứ mọi lứa tuổi nào từ trẻ tới già,lúc ra ngoài đồng, khi đi ngủ, hay trong những cuộc gặp gỡ hát đối đáp. Bài dân ca miền Tây “Lý cây bông” chỉ vỏn vẹn 3 câu cùng với những ca từ mộc mạc, dễ hiểu dễ hát, luôn được các em thiếu nhi yêu thích.
=> Tìm Hiểu Thống Kê Podcast Tại Việt Nam
Hát đối đáp- hình thức dân ca miền Tây phổ biến
Nhạc miền Tây với thị hiếu âm nhạc hiện nay
Hiện nay, thị trường âm nhạc Việt vẫn luôn dành một chỗ đứng cho nền âm nhạc cổ truyền nước nhà. Một việc làm rất đáng hoan nghênh dành cho các bạn khán giả trẻ đã không còn quay lưng lại với những bài nhạc dân ca. Thậm chí một số ca sỹ trở nên nổi tiếng với dòng nhạc miền Tây, trong khi một số ca sĩ khác sau một thời gian vắng bóng, đã làm mới mình bằng những bài dân ca trữ tình miền Tây.
=> Tìm Hiểu Podcaster Là Gì? Danh Sách Những Podcaster Nổi Bật Nhất Hiện Nay
Những giọng ca trẻ đánh thức tình yêu dân ca
Có thể nói dân ca miền Tây đã làm nên tên tuổi của Phương Mỹ Chi ngày nay sau mùa The Voice Kids 2013. Với phần trình diễn ca khúc “Quê em mùa nước lũ” đầy ấn tượng của Phương Mỹ Chi, giọng hát đầm ấm, ngọt ngào của cô ca sỹ trẻ đã chạm tới trái tim của khiến khán giả xúc động khi hồi tưởng về miền Tây quê nhà mỗi đợt con lũ lên, không gian chỉ một màu trắng xóa . Cô ca sỹ trẻ tuổi ấy lại tiếp tục đánh gục trái tim những khán giả khó tính bằng những khúc dân ca miền Tây như Áo mới Cà Mau,Ru lại câu hò…
Rất dễ bắt gặp các bạn thanh niên, dù là ở địa phương nào cũng có thể ngân nga những bài hát dân ca miền Tây. Sẽ chẳng có gì bất ngờ khi nghe những người nghệ sỹ miền Bắc trình diễn bản nhạc đậm chất dòng nhạc miền Tây : ”Còn thương rau đắng mọc sau hè”. Từ đó, ta thấy, nhờ sự chân chất và dung dị, dòng nhạc này có thể len lỏi ở bất kỳ ở nơi đâu trong khắp vùng miền Việt Nam.
Ca nhạc miền Nam sở hữu một tài sản những bài hát phong phú, đặc sắc
Với đặc điểm ra đời dựa trên nhu cầu gửi gắm tâm tư, cuộc sống vào mỗi bài nhạc miền Tây mà hiện nay có nội dung rất phong phú, đa dạng hơn với cái nhìn đa chiều trong cuộc sống.
Hiện nay chúng ta vẫn duy trì và phát huy được loại hình di sản văn hóa Unesco này bởi rất nhiều thể loại nhạc miền Tây. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giới thiệu về những hình thức của dân ca miền Tây
=> Xem Top 3 Cách Nghe Podcast Hiệu Quả Nhất
Những buổi sinh hoạt dân ca miền Tây của người dân
Những bài hát ru dân ca miền Tây
Hát ru Nam bộ là một loại hình văn hoá dân gian, được người dân truyền miệng qua nhiều thế hệ. Lời hát ru xuất phát từ những người “ nhạc sĩ” mang tên người mẹ, người bà khi đưa nôi cho con nhỏ ngủ. Đây là thể loại nhạc miền Tây có tiết tấu chậm rãi,đều đều và được kéo dài ra ở cuối mỗi câu hát. Tất cả tạo nên một cảm giác bình yên, nhẹ nhàng..khiến em bé dễ chìm sâu vào giấc ngủ.
Ca nhạc miền Tây ấn tượng bởi những điệu hò
“Hò” là một trong những thể loại nhạc miền Tây được mệnh danh là thức ăn tinh thần chính của dân Nam Bộ. Những điệu hò cấy lúa, hò sông nước.. được sáng tác ở ngay trên đồng ruộng, giữa những giọt mồ hôi nhọc nhằn của người nông dân tuôn rơi.
Khi hát lên những bài hò ấy, họ như bớt đi gánh nặng trong lúc làm việc đồng: cày bừa, sạ tỉa giữa nơi mênh mông ruộng đồng, tinh thần nhờ đó mà phấn khởi hơn. Có những bản hò thuộc dân ca trữ tình miền Tây đã là cầu nối xe duyên cho những duyên tình đôi lứa, rồi kết thúc bằng những đám cưới viên mãn..
Hò- một thể loại nhạc miền Tây gắn liền với cuộc sống sông nước, với không gian êm ả, yên bình. Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố “tự sự”, “vịnh thán”, hò thường được dùng để ngợi ca hay đề cao một đạo lý tốt đẹp nào đấy như lòng chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ bền lòng…
“Hò…ơ……con chim gõ kiến nằm trong miếng cỏ, chim vàng lông đậu lữa dòng lan. Anh đà đối đặng, hò…hơ….anh đà đối đặng thì nàng hãy thương đi. Hò…hơ…..con chim liễu nó biểu con chim quỳnh, biểu to, biểu nhỏ,hò…hơ…biểu to biểu nhỏ, chứ biểu mình thương nhau.”
(trích đoạn trong hò đối đáp Nam Bộ)
Những điệu Lý tô điểm thêm cho dòng nhạc miền Tây
Cuối cúng khi nhắc đến dòng nhạc miền tây, ta không thể nào không nhắc đến những bài điệu Lý đã đi sâu vào lòng ngươi bao đời nay. Đây là những bài ca nhạc dân ca ngắn gọn mang những thông điệp vui tươi, dí dỏm đồng thời cũng thể hiện cái nhìn lạc quan yêu đời rõ nét với các nhịp điệu phong phú và sinh động.
Về mặt kết cấu, những bài lý cũng được phân khúc,đoạn rõ ràng. Những tiết tấu diễn ra mạch lạc, thống nhất và chặt chẽ trong từng đoạn. Hiện nay, trong kho tàng nhạc miền Tây còn lưu giữ rất nhiều bài Lý, có thể liệt kê một số bài lý được yêu thích và biết đến nhiều: Lý con sáo, Lý giao duyên, Lý cây bông, Lý con chuột, v.v…
Nhạc miền Tây luôn là mảnh đất trù phú đóng góp cho kho tàng âm nhạc Việt Nam vô tận, nơi tập trung thể hiện rõ ràng, sinh động nhất tính cách của con người miền Tây nói riêng cũng như của một dân tộc Lạc Hồng nói chung. Vốn đã ăn sâu vào máu thịt, vào tâm tưởng của mỗi người dân dẫu ở bất cứ thời đại nào.